Spectos Logo
Quay về Blog

Trải nghiệm khách hàng

Điểm chạm khách hàng: Bí quyết tối ưu hóa Customer Experience

Avatar photo

Ngoc Le

Trải nghiệm tích cực tại mỗi điểm chạm khách hàng có thể làm khách hàng trở nên trung thành với doanh nghiệp.

Mọi doanh nghiệp đều muốn cải thiện sự hài lòng của khách hàng. Tuy nhiên, nếu bạn không xem xét và quan tâm đến trải nghiệm của họ tại mọi điểm tiếp xúc, hay còn gọi là điểm chạm khách hàng, rất có thể bạn sẽ gặp khó khăn và thất bại.

Hãy cùng Spectos tìm hiểu thêm về khái niệm điểm chạm khách hàng, đồng thời khám phá lý do tại sao doanh nghiệp nên chú ý tới điều này cũng như cách để doanh nghiệp xác định và tối ưu hoá điểm chạm khách hàng của mình.

Điểm chạm khách hàng là gì?

Điểm chạm khách hàng (điểm tiếp xúc khách hàng hay customer touchpoints) là những điểm tương tác giữa khách hàng và thương hiệu. Customer touchpoints xuất hiện bất cứ khi nào người tiêu dùng tương tác với thương hiệu của bạn, cho dù đó là thông qua nhân viên tiếp thị, trang web, quảng cáo hay ứng dụng. Những trải nghiệm tại những điểm tiếp xúc này có ảnh hưởng trực tiếp đến đánh giá của khách hàng và cách họ nhìn nhận về doanh nghiệp của bạn.

Bởi vậy, mỗi điểm chạm khách hàng đều là một cơ hội quý báu để doanh nghiệp tận dụng, đảm bảo rằng khách hàng luôn có trải nghiệm tuyệt vời. Điều này sẽ dần dần biến họ từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành.

Trải nghiệm tích cực tại mỗi điểm chạm khách hàng có thể làm khách hàng trở nên trung thành với doanh nghiệp.

Tại sao điểm chạm khách hàng lại quan trọng?

Sau khi được xác định, các điểm tiếp xúc với khách hàng sẽ đóng vai trò quan trọng như một hướng dẫn, hỗ trợ cải thiện sự hài lòng của khách hàng trong toàn bộ hành trình của họ.

Lợi ích của việc nắm bắt được customer touchpoints bao gồm:

  • Giảm căng thẳng cho dịch vụ khách hàng: Cải thiện sự hài lòng tại mỗi điểm chạm giúp nâng cao tỷ lệ giải quyết vấn đề của khách hàng ngay trong lần liên hệ đầu tiên.
  • Nâng cao Customer Experience: Đảm bảo khách hàng có trải nghiệm liền mạch và trơn tru trên tất cả các kênh.
  • Tăng tỷ lệ khách hàng quay lại: Trải nghiệm tích cực giúp khách hàng quay lại, tăng khả năng họ mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ từ doanh nghiệp của bạn lần tiếp theo.
  • Xây dựng lòng trung thành: Sự hài lòng giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ vững chắc với khách hàng, tạo nên sự trung thành từ phía họ.
  • Hỗ trợ sau mua hàng tốt hơn: Hành trình khách hàng được tối ưu hóa cho phép doanh nghiệp giải quyết mọi thắc mắc và yêu cầu sau mua hàng một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Làm thế nào để xác định điểm chạm khách hàng?

Trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu không chỉ bắt đầu khi họ tương tác với doanh nghiệp lần đầu tiên, mà còn từ giai đoạn trước đó. Do vậy, việc xác định các điểm chạm khách hàng cả trước, trong lẫn sau khi mua hàng là cần thiết.

Doanh nghiệp nên sử dụng thông tin này để tạo bản đồ điểm chạm khách hàng và thu thập feedback từ họ tại mỗi điểm tiếp xúc. Điều này là chìa khóa để nâng cao chất lượng dịch vụ và cải thiện sự hài lòng khách hàng.

Đặt mình vào vị trí của khách hàng

Việc xác định tất cả các điểm chạm ban đầu có vẻ phức tạp vì có nhiều cách khác nhau mà khách hàng có thể trải nghiệm thương hiệu. Tuy nhiên, bạn có thể đơn giản hóa bài toán này bằng cách đặt mình vào vị trí của khách hàng.

Hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau đây. Bạn sẽ làm gì khi bạn:

  • Có một vấn đề cần giải quyết (cần mua máy tính mới, cần tìm dịch vụ giặt đồ,…)?
  • Tìm kiếm/tìm hiểu sản phẩm hoặc doanh nghiệp có thể giải quyết vấn đề của bạn?
  • Đưa ra quyết định mua hàng (những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình mua hàng này)?
  • Gặp lại doanh nghiệp sau khi mua hàng?

Bằng cách phân tích hành trình của khách hàng và trả lời những câu hỏi này, việc xác định các điểm chạm sẽ trở nên rõ ràng hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể xác định các customer touchpoints bằng cách yêu cầu khách hàng kể lại trải nghiệm của họ với thương hiệu hoặc bằng cách đưa các câu hỏi trên vào một cuộc khảo sát.

Đọc thêm: Khảo sát sự hài lòng: Công cụ thiết yếu để thu thập phản hồi từ khách hàng 

Xem lại cách khách hàng tương tác với doanh nghiệp của bạn

Nếu bạn đã tìm ra được các customer touchpoints của doanh nghiệp mình, hãy xác định những touchpoints mà khách hàng của bạn sử dụng thường xuyên nhất. Họ tương tác với doanh nghiệp của bạn nhiều hơn thông qua mạng xã hội hay trang web? Hay là họ thường đến thẳng cửa hàng để xem đồ?

Bạn có thể tập trung vào những kênh mà thu hút khách hàng nhất để cung cấp trải nghiệm tối ưu và tăng cường sự kết nối. Việc hỏi ý kiến của khách hàng thông qua cuộc khảo sát cũng là một cách hiệu quả để thu thập thông tin chi tiết về các touchpoints quan trọng đối với họ.

Xác định những customer touchpoints mà khách hàng sử dụng thường xuyên nhất là điều quan trọng để hiểu rõ hành vi tương tác của họ.

Biết khách hàng của bạn là ai và nhu cầu của họ là gì

Trải nghiệm tích cực tại mỗi điểm chạm khách hàng có thể làm khách hàng trở nên trung thành với doanh nghiệp.

Để hiểu rõ khách hàng và đáp ứng đúng nhu cầu của họ, hãy phân loại đối tượng khách hàng từ những dữ liệu nghiên cứu thị trường được thu thập từ việc thực hiện Khảo sát giao tiếp Khách hàng hay triển khai dịch vụ Mystery Shopping

Doanh nghiệp nên đặt mình vào vị trí của khách hàng thuộc các nhóm khác nhau để tìm kiếm các điểm chạm còn thiếu. Thông qua những thông tin thu thập được, doanh nghiệp có thể tạo ra những trải nghiệm tốt nhất và phù hợp nhất cho từng nhóm khách hàng mục tiêu của mình, từ đó xây dựng thương hiệu thành công.

Hãy nhớ, quá trình xác định điểm chạm khách hàng thường không tuân theo một hướng dẫn cụ thể. Hơn nữa, mỗi touchpoint sẽ có rất nhiều thành phần, yếu tố cơ bản khác nhau.

Cách tối ưu hoá điểm chạm khách hàng cho doanh nghiệp

Xác định các customer touchpoints chỉ là bước đầu tiên. Để nâng cao sự hài lòng của người tiêu dùng, doanh nghiệp cần đảm bảo mỗi điểm chạm đều mang lại trải nghiệm tích cực. Hành trình khách hàng phải liên tục đáp ứng hoặc vượt quá kỳ vọng của họ.

Việc tìm ra được các điểm chạm không quan trọng bằng việc sắp xếp chúng làm sao để tạo ra trải nghiệm tổng thể liền mạch và thú vị.

Ưu tiên các customer touchpoints cụ thể

Không phải mọi điểm chạm khách hàng nào cũng có giá trị như nhau. Phân tích dữ liệu của bạn cho từng điểm tiếp xúc để xác định các touchpoints tốt nhất để tiếp cận.

Thường xuyên cập nhật các điểm chạm khách hàng và bản đồ hành trình khách hàng

Tối ưu hóa các điểm tiếp xúc với khách hàng của bạn không phải là hoạt động chỉ làm một lần là xong. Hãy xem xét chúng thường xuyên và cập nhật lại điểm chạm khách hàng của bạn bất cứ khi nào bạn có chiến dịch marketing hoặc hành trình khách hàng mới.

Trải nghiệm tích cực tại mỗi điểm chạm khách hàng có thể làm khách hàng trở nên trung thành với doanh nghiệp.

Sử dụng điểm chạm khách hàng để cải thiện Trải nghiệm Khách hàng

Khi đã xác định ra các điểm tiếp xúc với khách hàng, doanh nghiệp có thể sử dụng thông tin này để tối ưu hóa hành trình của khách hàng, từ đó cải thiện sự hài lòng của khách hàng, CX và tăng trưởng kinh doanh. Dưới đây là một số cách bạn có thể sử dụng để đạt được những mục tiêu trên.

Thu thập feedback tại các điểm chạm khách hàng

Để hiểu rõ tình trạng của khách hàng ở từng điểm chạm, không có cách tốt nào hơn bằng việc hỏi họ trực tiếp. Doanh nghiệp có thể:

  • Lấy feedback của khách hàng tại mỗi điểm chạm để tìm hiểu điểm mạnh và điểm yếu;
  • Dựa vào đó xác định các lĩnh vực cần cải thiện;
  • Khắc phục vấn đề đó để tăng sự hài lòng và giữ chân khách hàng.

Khám phá những cơ hội mới

Xác định các điểm tiếp xúc với khách hàng cũng có thể giúp bạn xác định các cơ hội mới để tương tác với khách hàng tiềm năng cũng như tăng doanh số bán hàng.

Ví dụ: thông qua khảo sát khách hàng, bạn có thể xác định những kênh tiếp cận mà bạn chưa sử dụng.

Nâng cao Customer Experience cùng Spectos

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Giám sát Chất lượng Dịch vụ (trong đó có hơn 15 năm tại thị trường Việt Nam), Spectos không chỉ cung cấp các giải pháp đa dạng cho doanh nghiệp mà còn sở hữu hệ thống xử lý dữ liệu mạnh mẽ, nhanh chóng và hiệu quả. Spectos đã và đang hỗ trợ hơn 2500 dự án, cung cấp hơn 250 triệu cơ sở dữ liệu cho khách hàng của mình trên toàn cầu.

Thông qua Quản lý Hiệu suất theo Thời gian thực, doanh nghiệp có thể theo dõi tiến độ thực hiện và kết quả của Trải nghiệm Khách hàng ở mọi lúc mọi nơi. Với nền tảng này, các doanh nghiệp có thể phản hồi ngay lập tức, giúp việc cải tiến chất lượng dịch vụ trở nên dễ dàng. Hãy chọn Spectos là nơi cung cấp các giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp của bạn.

Bài viết liên quan